CHATTHUGIAN.MOBIE.IN
kính chào qúy khách

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Tử Vi   Truyện Tranh  
Facebook  Xổ Số  Dịch  Tải Game  Báo  Tiền Ảo Bitcoin 

 Ráng Chiều Tà – Tôi Là Bà Nội Khang Hi


Phan_2

Nói về đàn ông trong cung, nhiều nhất ấy chính là thái giám, một bầy đàn ông chả phải đàn ông, đành rằng không nên kỳ thị khiếm khuyết trên cơ thể người khác, khổ nỗi tôi tôn thờ chủ nghĩa duy vật, bấy giờ, Vi Tiểu Bảo phỏng chừng vẫn còn bé, ý định trông mai giải khát cứ thế mà vứt thôi! Rồi thì nhìn đến đám A ca kia, đứa lớn nhất mới tám tuổi, nhỏ nhất vừa cai sữa, con đường trưởng thành còn xa, xa mãi…, tôi lại chẳng có hứng thú gì với việc giảng giải chuyện chăn gối, bỏ qua! Sau này, vì Thuận Trị tin Phật, thỉnh thoảng sẽ có vài tên hòa thượng tiến cung, đây lại là một đám đàn ông vứt bỏ công dụng của bản thân, còn tôi á, không dám ‘bá hậu ngạnh thượng cung’ đâu, thôi pass! Về phần thị vệ ngoài cung, với tôi, họ chỉ như vài bộ áo giáp được trang hoàng theo phong cách cổ phương Tây, mặt mũi từng người mờ nhạt, vả lại khoảng cách quá xa, cấu kết chung thì tốn sức lắm, chả đáng tính vào. Còn mỗi ông lớn – Hoàng đế Thuận Trị, giờ mới khoảng hai mươi, vẫn đang độ sung mãn, nghe đồn rằng ‘Thân tựa thần linh, vẻ như mặt trời, dung mạo rồng phượng, bộ dáng tao nhã’, tôi không hứng thú với loạn luân, nhưng để dành ngắm dưỡng mắt cũng ổn, thế nên, sau khi suy đi nghĩ lại, tôi bắt đầu mong chờ người đàn ông “tại chức” duy nhất trong cung, vị con trai đương nhiệm tên Phúc Lâm này đến thỉnh an.

Cứ ngắm sao thưởng trăng nhàn rỗi như vậy, cuối cùng cũng đến ngày tôi ‘diện kiến’ Phúc Lâm – kẻ được ca tụng là Thiên tử trong tâm mang Phật, tôi lại phải than trời trách đất ôi sao số mình khổ quá, quái gì vậy, sao có thể thốt ra ngàn vạn lời ca tụng cái thứ ‘phân’ này chứ? Có lẽ trước đây anh ta đẹp trai thật, nhưng bây giờ á, tôi chỉ nhìn thấy một người da bọc xương khô quắt queo thôi; tôi cũng chả phải học khoa giám nghiệm pháp y, chẳng thể căn cứ vào khung xương khôi phục nguyên trạng. Thế là thất vọng, cực kỳ thất vọng. Hơn nữa, thần sắc anh ta ảm đạm, xương gò má nhô cao, mày nhọn hoắt, sự tàn độc lóe lên trong mắt, vừa nhìn đã biết tính tình cực kỳ xấu, chả trách người ta thường nói ‘Gần vua như gần cọp’. Lần này xong rồi, ngay cả ý nghĩ dâm loạn cũng biến tướng thành nhiệm vụ bất khả thi, khổ quá… (Xin đọc câu này bằng giọng kinh kịch)* (kinh kịch cũng gần giống cải lương ở nước mình đấy…)

Anh ta vừa đến liền hành lễ, dùng ngữ điệu lạnh tanh, đặc sệt lý tính thưa với tôi: “Cung thỉnh Hoàng ngạch nương thánh an…” Tôi trộm thở hắt ra một hơi, may quá, vẫn chưa trực tiếp gọi tôi là ‘nương’ hoặc ‘mẹ'; ôi, đây đúng là thử thách tâm hồn còn ghê hơn cả đứa con chính mình dứt ruột đẻ ra mà, thôi chẳng thèm so đo với thái độ của anh ta nữa. Tôi chả biết nên tự xưng là “ai gia”, “bổn cung” hay “ta”, đành phải ậm à ậm ờ, cho anh ta đứng dậy. Lại sợ ‘bộ xương’ này gãy vụn ra, tôi vội bảo Tô Mạt Nhi dọn chỗ. Anh ta ngồi xuống, ánh mắt bắn thẳng về phía tôi, ôi mẹ ơi, lạnh như này chả giống như đang nhìn mẹ mình tí nào, giống miệt thị kẻ thù hơn. Tôi sợ đến run cầm cập, bất giác rụt người; bỗng nhớ ra bây giờ mình là Hiếu Trang, chẳng cần phải ‘cáo mượn oai hùm’, tôi cũng có da hổ vậy, sợ gì anh ta chứ? Thế là vội thẳng lưng lại, hung hăng lườm đáp trả; hờ, may mà giờ đương bệnh, ai cũng cho rằng tôi đang suy nhược, không thì lộ mất rồi. Anh ta thấy tôi nanh ác lên thì sụt khí thế xuống, phỏng chừng Hiếu Trang vẫn thường chiếm thế thượng phong, tôi lại an tâm hơn một chút, thứ mà bà đây dư thừa nhất chính là kiêu ngạo. Anh ta bắt đầu ân cần thăm hỏi tình trạng sức khỏe của tôi, sợ nhiều lời thì lòi đuôi, tôi đáp qua loa hai câu, lấy cớ thân thể vẫn còn hư nhược, cho anh ta “Quy an” xong tống cổ về; cũng bởi lo cho sức khỏe anh ta, tôi dặn sau này chả cần đến đây nữa; chịu thôi, thị giác bị kích thích mạnh mẽ quá mà, dù gì thì tôi cũng có phải mẹ anh ta đâu, chả thể thực sự xem anh ta như con mình để diễn như thật được.

Sau này tôi mới biết, mẹ con nhà này đã có hiềm khích từ lâu, từ khi Thuận Trị lên ngôi đến lúc tự mình chấp chính, cả hai đều chia cung mà ở, vài tháng mới gặp mặt một lần, tất nhiên không hề thân thiết. Về sau, Hiếu Trang vì củng cố địa vị của Phúc Lâm mà lấy Đa Nhĩ Cổn, lại khiến Thuận Trị bất mãn. Sau nữa, Phúc Lâm muốn phế hậu tôn Đổng Ngạc phi – người anh ta yêu nhất lên, mâu thuẫn giữa mẹ con họ càng sâu thêm. Năm Thuận Trị thứ mười bốn, không lâu sau khi Đổng Ngạc phi sinh hạ Hoàng tứ tử, Hoàng thái hậu bỗng “thánh thể không hòa hợp”, dụ lệnh phi tần hậu cung cùng toàn thể thân vương đại thần đến Nam Uyển ngoại thành vấn an thăm viếng, bao gồm cả sản phụ Đổng Ngạc phi; khi ấy đang độ đông giá, Đổng Ngạc phi ngồi xe kiệu hơn hai mươi dặm đường, lại bị hạ độc vào thuốc tẩm bổ, cuối cùng dung nhan tiều tụy, thân hình gầy ốm, yếu ớt mảnh dẻ. Ba tháng sau, Hoàng tứ tử chết không rõ nguyên nhân, đồn rằng Thái hậu bị tình nghi nhiều nhất, vì thế mà Đổng Ngạc phi bệnh liệt giường. Thuận Trị một thân phẫn hận, như nước lửa với mẹ mình. Thế nên khi tôi bệnh, anh ta chỉ đến hai lần cho có lệ, một trong số đó là vào lúc bà ta hoặc tôi còn hôn mê.

Ôi thật là, sao bà già kia nỡ bỏ lại cho tôi cục diện rối rắm như vậy, hủy hoại con dâu, hại chết cháu trai, kết thù oán với con mình, đá tôi vào cái hố cung đấu nước sôi lửa bỏng đến nhường này chứ? Tôi lại khóc than cho số phận truân chuyên của mình. Vì thế, không lâu sau khi gặp Phúc Lâm, vào một ngày mưa dông, tôi đến nơi ở của bọn tạp vụ, đứng trước hiên trỏ tay lên trời mắng: “Mẹ nó, giáng sét mạnh mạnh tí đi! Tốt nhất là có thể khiến bà mày sướng ấy! Đưa bà về! Tiên sư mày!” Kết quả “ầm ầm” – một đạo chớp bổ xuống bồn hoa cạnh chân, tôi “vụt” một phát lủi vào phòng, xác định luôn mình là loại người tham sống sợ chết.

Thôi đành nghĩ theo hướng tốt vậy, như này kể cũng đỡ hơn xuyên vào người Giang tỷ hoặc bị sét đánh nát vụt, bạn bảo tôi hèn nhát à? Ừm thì hèn nhát, xin lỗi lịch sử, nếu không hèn thì thật có lỗi với bản thân. Tuy Hiếu Trang hơi già chút nhưng dù gì cũng thuộc tầng lớp đặc quyền – đỉnh cao nhất của kim tự tháp, là giai cấp bóc lột; nhớ lại Lâm Tử Thanh tôi – một công dân bình thường ở thời hiện đại – nằm dưới đáy kim tự tháp, có lết hơn vài chục lần hai mươi năm cũng chả bò nổi lên đỉnh, mà cho dù có với tới đỉnh rồi ấy, sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa, muốn bóc lột kẻ khác phải bí mật tiến hành, không để ý một tý liền bị chuẩn mực xã hội cán nát đôi người ngay, và tôi thì trước giờ khinh nhất cái kiểu đứng đường đến phường thờ* (mèo khóc chuột) này. Còn ở đây, bà đây muốn cưỡng đoạt trai nhà lành, muốn vơ vét của cai nhân dân, muốn tàn sát quần chúng thì cứ mặc sức tùy ý; nghĩ lại, cuộc giao dịch này xem như cũng không lỗ vốn lắm.

Tôi quyết định tiếp nhận số phận, nếu không thể nở rộ rực rỡ như hướng dương đầu hạ, thôi thì khô héo mĩ lệ tựa lá phong cuối độ thu về, tôi vẫn thích chết già trên giường mà.

Chả trông cậy được con mình, tôi đành phải chuyển sang ngóng đợi cháu trai, lập kế hoạch nuôi dưỡng mỹ thiếu niên, vì chính mình mà mua sẵn bảo hiểm, mưu cầu hạnh phúc cho tương lai. Tôi đã gặp Phúc Toàn, Huyền Diệp, và cả Thường Ninh – ba cháu trai của mình. Phúc Toàn lớn nhất, là một đứa trẻ xinh xắn giản dị, rất giống em họ tôi, lòng tôi thoáng chốc đã nghiêng về phía nó, dù sao cũng là gương mặt quen thuộc, cứ xem như níu giữ lại chút bóng hình mờ nhạt của kiếp trước vậy. Huyền Diệp tuổi mụ là sáu, trông cũng tốt mã, mặt vuông tai dài, chỉ tiếc da mặt có rỗ hơi mất cảm tình, là một đứa trẻ nghiêm túc đứng đắn, cẩn thận tỉ mỉ dập đầu thỉnh an như một người máy nhỏ bé được lập trình sẵn; tuy vậy, tôi biết tương lai rộng dài sẽ trải sẵn trước mắt nó nên tỏ ra thân mật nồng nhiệt hơn, cậu bé hơi có vẻ choáng ngợp cùng thụ sủng nhược kinh, chả biết trước kia đã bị bà già này trêu chọc như nào nữa. Thường Ninh vẫn chưa lên ba, người mập núc ních, dễ thương nhất chính là lúc này, còn ai đáng yêu hơn bé chứ!

Đám phụ nữ trong cung ngày ngày đến thỉnh an. Trong đó, hoàng hậu – theo bối phận là cháu đằng xa, em gái Thục Huệ phi của cô ta, cháu ruột Phế hậu Tĩnh phi đều là họ hàng gần của tôi, đây đã phạm luật hôn nhân ở hiện đại, may mà bọn họ vẫn chưa có con, nếu không, chả biết sẽ sinh ra thứ quái thai gì nữa. Cũng chẳng rõ họ tính bối phận như nào, tôi chả phải cô thì là bà, còn bọn họ – bác và cháu gái thờ chung một chồng, rối rắm đến độ quấy đầu tôi thành một cục hồ đặc sệt. Huyết thống hoàng gia loạn như này mà lại được ca tụng là dòng máu cao quý, cổ nhân thật hạn hẹp, đến lai giống ưu thế cũng chả biết, thật đáng khinh bỉ, dù bây giờ tôi cũng là một trong số bọn cổ nhân này.

Cả hai chị Hoàng hậu đều rất thật thà, nghe đồn Phế hậu trước kia rất kiêu ngạo ngang ngược, bây giờ chắc nhận được bài học kinh nghiệm thực tế rồi nên sa sút tinh thần; ôi, đều là những người đáng thương bị vùi dập bởi lễ giáo phong kiến. Tôi thấy Đồng phi – mẹ của Huyền Diệp có bộ dạng rất đáng thương, vẻ mặt như có khổ đại thù thâm* (thù hận sâu nặng), giống một cọng cải xanh yếu ớt vật vờ; trước giờ tôi ghét nhất cái loại khiến đàn ông phải thương xót này nên đối xử lãnh đạm với cô ta. Còn Đổng Ngạc phi độc sủng hậu cung kia cũng là một nhân vật lớn, chỉ tiếc giống ngọn nến trước gió, thổi qua liền phụt tắt. Tuy cô ta đau bệnh nhưng vẫn phát ra khí chất đoan chính trời sinh, trong mềm mại lại chứa cương nghị, chẳng chút đắc sủng mà kiêu, thái độ khiêm tốn đúng mực, tiến lùi hợp lẽ, chả hiểu sao Hiếu Trang lại tàn nhẫn với cô như thế? Tôi cười hiền hậu, cô ta rõ ràng sợ run cầm cập, ôi đúng là một đứa bé bị chỉnh đến nỗi chim sợ cành cong. Tôi không đành lòng hù dọa nữa, liền dặn dò cô ấy dưỡng bệnh thật tốt, không cần mỗi ngày đều đến thỉnh an. Sau đấy hậu phi cùng nhau trò chuyện rôm rả, không có gì đáng kể.

Bọn cung tỳ trước mặt tôi đều rất thận trọng dè dặt, chẳng biết bình thường bà già này hung ác đến mức nào nữa? Người duy nhất dám bày tỏ ý kiến là Tô Mạt Nhi, cô ta từng hỏi dò tại sao tính cách tôi lại thay đổi, tôi bảo ngã một lần liền biết sinh mệnh rất mỏng manh, đã thông suốt tất cả, đã biết phải bắt đầu tận hưởng lạc thú trước mắt. Cũng may cô ta sùng bái Hiếu Trang đến mù quáng, thêm nữa, bề ngoài tôi chả có gì đáng nghi, cứ ba hoa một hồi là qua ải, hơn nữa còn gắng sức yểm trợ cho tôi mỗi khi bị lộ sơ hở. Tôi rất yêu thích cô ta, quả là một cấp dưới vô cùng xuất sắc, luôn có thể tự điều chỉnh bước chân chậm hơn tôi nửa nhịp; bất luận tôi làm gì, cô ta đều mặt không biến sắc mà dọn dẹp mớ lộn xộn hộ tôi; cuộc sống của Hiếu Trang hiện tại, trên cơ bản đều do một tay cô thu xếp; có thể xem như đây là món quà tốt nhất mà bà già kia để lại tặng tôi.

Chương 3: Hoàng đế là phải bồi dưỡng như này

Bởi Tô Mạt Nhi quá tháo vát nên tôi nhàn rỗi, tạm thời không muốn tiếp xúc với nhiều người, tránh lộ sơ hở. Thế nên rất buồn chán, tôi đành phải soạn sách, sau này kể chuyện đêm khuya. Kế hoạch ban đầu của tôi là bồi dưỡng những cậu bé xinh đẹp kia.

Tóc máu* (tóc trẻ sơ sinh) của Thường Ninh hãy còn chưa rụng hết, chỉ cần hai viên kẹo thì đã dụ dỗ được* (nghĩa là bé trẻ con nên dễ dụ ấy), rảnh rỗi tôi liền gọi bảo mẫu ôm bé đến chơi đùa, dạy bé chửi người ta bằng tiếng Anh, đến nỗi có một lần Thanh Nhược Vọng* (một vị quan châu Âu làm việc dưới hai triều Minh – Thanh) nghe được, cứ khẳng định kiếp trước Thường Ninh là đồng hương ông ta, đặc biệt rất thân thiết với bé.

Phúc Toàn là một cậu bé ngoan, tâm tư đơn giản cực hiếm thấy, lúc đầu, tuy cậu vẫn rụt rè với việc tôi bỗng trở nên bình dị gần gũi, nhưng dù gì vẫn chỉ là một đứa trẻ chưa đến tám tuổi, sau khi xác định rõ tôi không có ác ý liền gần gũi hơn. Lúc rỗi rãi tôi giải tán đám cung nữ, thái giám để dạy cậu đánh bài, chơi mạt chượt; tiếc rằng có mỗi hai người nên chỉ chơi được đô-mi-nô, bài xì dách, v.v… Tôi hận mình không phải con giun, bằng không cắt mỗi người thành hai nửa thì có thể chơi mạt chượt rồi! Từng muốn rủ rê thêm hai người nữa, nhưng Thường Ninh còn quá nhỏ, Tô Mạt Nhi phải làm việc hộ tôi, còn Huyền Diệp – thằng bé ấy rất có kỷ luật, sau sẽ phê bình. Thế nên sau khi chơi một lúc lâu, tôi thắng được vài viên kẹo; nhưng vì muốn duy trì lòng nhiệt tình Cách mạng của Phúc Toàn, tôi lại phải thêm vào vài viên đưa cậu nhóc. Chả vui, chả vui gì hết, tôi hú vài tiếng dưới trăng, trông như một con sói phương Bắc.

Trong đám trẻ, tôi ghét nhất là Huyền Diệp, chẳng giống trẻ con tẹo nào. Hôm nọ, tôi đang thi với Phúc Toàn xem ai ném được nhiều đậu phộng vào miệng hơn, nó vừa đến, đứng trước cửa với bộ mặt vô cảm, hỏi: “Bọn huynh đang làm trò gì thế?” Lúc ấy tôi đang nuốt đậu phộng, bị nó hù cho phát, đậu phộng đổi hướng, khiến tôi ho cả nửa ngày mới ngừng được. Tôi người lớn chả chấp trẻ con làm gì, ho xong, tôi cười tươi như hoa nở bắt đầu lôi kéo nó vào sự bại hoại của mình; kết quả là nó chạy lại gần Phúc Toàn, rất nghiêm túc chất vấn: “Ngươi là ai? Ngươi không phải Hoàng tổ mẫu, bà ấy chưa bao giờ thế này cả.” Ôi thế mà lại nghi ngờ tôi, đến Phúc Toàn nhìn cũng chả ra, nó không hổ là đấng minh quân sau này; tôi sợ đến giật nảy mình, lập tức chỉnh lại nét mặt, lớn tiếng quát: “Láo xược! Tâm tư ta há lại để cho ngươi suy đoán à?” Về sau liền bỏ luôn ý định kéo nó nhập bọn.

Sau ngẫm lại, toàn thân tôi đổ đầy mồ hôi lạnh, Huyền Diệp chưa đến sáu tuổi lại tinh nhạy đến thế, nhớ lại lúc tôi năm, sáu tuổi thì đang làm gì ấy nhờ? Từng nhầm quả hồng là cà chua mà gặm (người phía Nam, chưa từng thấy quả hồng), hậu quả lưỡi tê rần, mẹ dùng khăn tay kéo lưỡi tôi ra lau một lúc lâu; từng cãi nhau với đám bạn trẻ nít, rằng: “Tao không chơi với mày nữa đâu, mày trả lại tao hai miếng giấy bọc kẹo trước tao đưa ngay!” Tỉ mỉ nhớ lại, hình như trừ ăn uống chơi bời, cái gì tôi cũng không biết.

Thật đáng sợ, cái đứa này còn là con nít không vậy? Từ đó, tôi liền hơi dè chừng Huyền Diệp, nếu chả phải vì liên quan đến tiền đồ chính trị của tôi, tôi thực chẳng muốn để ý đến nó. Tốt thôi, cậu không muốn làm trẻ con, tôi chiều cậu! Thế nên, tôi bảo Tô Mạt Nhi tìm danh sư tiếp tục hủy hoại nó, nghiêm khắc đòi hỏi nó,bồi dưỡng nó trên con đường làm Hoàng đế. Cho nó mỗi ngày ngập trong chính vụ, mệt chết nó đi; cho nó có thật nhiều vợ, phiền chết nó luôn; cho nó có cả đống con, quậy chết nó!

Đây, sự phục thù ngọt ngào của một người phụ nữ lòng dạ nhỏ nhen là tôi. Con cháu sau này đều bảo Huyền Diệp do chính tay Hiếu Trang bồi dưỡng, nâng đỡ lên ngai vị Hoàng đế, lại chả biết rằng vì tôi ghét nên mới đẩy nó ra ngoài chịu khổ, tiếc thật, người có thể thông qua sự việc nhìn rõ bản chất quá ít, sự thật này cứ thế mà bị chôn vùi với thời gian. (Thế nên ghi chép xác thực chả bằng đừng ghi chép gì. Tứ gia đảng đừng mắng tôi, lịch sử thật có khi Bát Bát nhà tôi mới là người tốt. — Vô Tụ lòng dạ hẹp hòi viết)

Dĩ nhiên tôi không nỡ hại Phúc Toàn, thấy khuôn mặt cậu là tôi đã chẳng thể xuống tay rồi, nên lúc nào cũng ngăn cậu tránh khỏi sự tối tăm tàn khốc chốn tranh đấu cung đình, dạy câu cách sống của một người giàu sang nhàn rỗi.

Có một ngày, Phúc Toàn và Huyền Diệp đến thỉnh an Phúc Lâm, Phúc Lâm hỏi chí hướng sau này của chúng, như tôi đoán, Huyền Diệp đáp: “Nguyện theo ý Phụ hoàng.” Còn Phúc Toàn nói: “Nguyện làm nhàn vương.” Thế mà sử quan lại nghe lầm, chép thành ‘Hiền vương’, đây tuyệt đối là sai sót của lịch sử. Ôi đứa bé đáng thương của tôi, sau này quả nhiên ‘bị’ Huyền Diệp trọng dụng – một đời Hiền vương, cả đời chưa bao giờ nhàn rỗi. Đúng là bọn thư sinh hại người mà!

Khi có mặt Huyền Diệp, tôi đều ngoan ngoãn ra vẻ một vị Thái hậu đoan chính, ngẫm cũng thất buồn, tuổi thật của tôi mười chín, bây giờ bốn mươi bảy, thế mà lại bị một đứa trẻ quản thúc, chẳng lẽ nền giáo dụng hiện đại quả là môi trường bồi dưỡng ra toàn bọn yếu kém?

Từ câu nói “Tâm tư ta há lại để cho ngươi suy đoán à?” kia, Huyền Diệp liền bắt đầu gố gắng suy đoán, đào bới ý nghĩa sâu xa trong lời tôi; sự thật chứng minh, nó là một trò giỏi tự học thành tài. Tôi thường kể chuyện cho bọn chúng nghe.

Câu chuyện thứ nhất ‘Ngây như gà gỗ': Kỷ Tỉnh Tử huấn luyện gà chọi cho Quốc vương, Quốc vương luôn miệng truy hỏi con gà kia có phải đã chuẩn bị chọi được hay không. Cậu ta thưa: “Vẫn chưa đâu ạ, nó vẫn rất sung sức, lúc nào cũng…* (ngụ ngôn Trung Quốc, ngụ ý rằng khi kẻ địch đang sung sức thì nên lặng lẽ bố trí tất thảy, nhất kích tất trúng)

Câu chuyện thứ hai ‘Có đuôi thì sợ bị giết': Một ngày nọ, cóc nhìn thấy một con cá đam chiêu ủ dột, hỏi: “Sao buồn thế?” Cá đáp: “Long cung đã hạ lệnh, phàm là những loài có đuôi đều sẽ bị trừng trị.”…* (xuất xứ từ ‘Ngải Tử tạp thuyết’, phản ánh trần trụi tình trạng quan liêu lạm sát người dân vô tội, chỉ trích mặt trái xã hội)

Câu chuyện thứ ba ‘Washington chặt đào': Có một cậu bé tên là Washington nhận được một cây rìu, cậu rất thích, bèn bổ tới bổ lui thử rìu, không cẩn thận đốn ngã cây đào của bố mình,…* (trên tay nắm thực quyền thì lời nói mới có trọng lượng)

Câu chuyện thứ tư là chuyện ‘Mười một con thiên nga hoang’ và ‘Công chúa Bạch Tuyết trả thù mẹ kế’, nội dung chắc ai cũng từng nghe, tôi không nói nữa – Từ đấy, Huyền Diệp hạ luật, nữ nhân hậu cung không thể tham gia chính sự. Tôi rất xin lỗi phụ nữ toàn thế giới, không chú ý một chút liền trở thành đồng lõa của chủ nghĩa phong kiến áp bức phụ nữ, nếu tôi giáo dục Huyền Diệp thật tốt khiến nó có thể xem trọng nửa thế giới còn lại, có lẽ triều Thanh giai đoạn sau sẽ không cho ra nhiều hiệp ước bất bình đẳng đến thế, cũng không đến lượt Từ Hi nhảy nhót. Thôi thì cứ để ưu khuyết điểm của việc tốt trên kia bù trừ nhau nhé, mọi người đừng mắng tôi.

Câu chuyện thứ năm ‘Chuyện bắn chim': Tôi hỏi: “Trên cây có mười con chim, dùng pháo nổ chết một con, còn mấy con?” Thường Ninh đáp: “Còn chín con.” Huyền Diệp sửa lại: “Một con cũng không còn.” Hừ, sao có thể để nó đáp dễ đến thế được, tôi lắc đầu, nói: “Không đúng, nếu con chim chết kia còn vắt lại trên cây, là còn một con.” Thấy Huyền Diệp ngộ ra, tôi tiếp tục: “Nếu có con chim bị điếc, lại sẽ còn thêm con nữa. Nếu có một con bị què hoặc đói bụng bay không nổi, thế lại thừa thêm một con. Nếu có con mang trứng, thế là lại nhiều thêm vài con. Bấy giờ, các cháu nói xem, trên cây còn mấy con chim?” Cả đám nhóc bị tôi giảng đến choáng váng – Từ đấy, Huyền Diệp liền vô cùng tôn sùng tôi, suy nghĩ lối mòn của nó được tôi khai hóa, về sau cân nhắc vấn đề rất chu toàn.

Câu chuyện thứ sáu ‘Tin thần đến mắc tội': Có một người phải bước qua vũng nước, sợ dơ giày, liền mang tượng thần ở ngôi miếu gần đấy đến lót đường, một người tin thần đến sau hắn ta, vội quỳ xuống khấn vái, lau khô tượng thần rồi cung kính tiễn về, Thần nói với tiểu quỷ: “Ngươi có thể đến nhà hắn quấy nhiễu.” Tiểu quỷ kinh ngạc hỏi lại: “Nếu muốn giáng họa thì cũng nên giáng xuống tên đến trước chứ.” Thần than rằng: “Tên ấy không tin thần, sao giáng họa nổi?” – Từ đấy, Huyền Diệp rất cảnh giác với Thuyết quỷ thần, sau này Trương Minh Đức* (quan nhà Thanh) bị lăng trì, xét về nguyên nhân cũng có công của câu chuyện. Bát Bát, em rất xin lỗi anh!

Câu chuyện bảy ‘Bắt sâu chờ tuyết': Xa Dận bắt đom đóm phát sáng để đọc sách, Tôn Khang mượn ánh tuyết để đọc sách, đây là hai tấm gương trí thức trong thiên hạ. Một ngày hè, hai người lại không vào thư phòng đọc sách, Tôn Khang ngồi nhàn rỗi trong vườn là cớ làm sao? Tôn Khang đáp: “Xa Dận bắt hết đom đóm đi rồi, còn trời bây giờ thì làm gì có tuyết cho ta.” – Thế nên Khang Hi rất thiết thực, không thích chủ nghĩa hình thức, là lý do vì sao Dận Chân cần cù thật thà được nó yêu thích, còn Bát Bát có tiếng người hiền lại mất lòng vua. Bát Bát, em lại nhỡ tay chôn vùi anh rồi.

Trừ lần đó ra, tôi thường xuyên ức hiếp Huyền Diệp, giành giật đồ tốt với nó, nói cho hay thì đó là giáo dục bằng cách cản trở, sau này Khang Hi cực đối kháng với sự chèn ép, có núi băng trước mặt cũng chả mất tí ti khí thế. Chẳng thể không nói đó là nhờ sự giáo dục thành công của tôi.

Cứ vậy, một thế hệ minh quân ngang trời ra đời. Nhưng tôi nghĩ mãi không ra một chuyện, rốt cuộc là do biết trước lịch sử nên tôi mới chọn Huyền Diệp, hay vì tôi chọn Huyền Diệp mới có trang sử như này? Nói cách khác, là vận mệnh lựa chọn tôi, hay tôi lựa chọn vận mệnh? Đây là một vấn đề rất sâu xa huyền bí, tôi đề tên nó là ‘Giả thuyết của Hiếu Trang’, biết đâu có một ngày nó giống với giả thuyết của Goldbach* (giả thuyết về số nguyên tố), trở thành một viên đá quý trong sử học vương quyền. Mọi người có thời gian rảnh hãy ngồi tưởng tượng một chút, biết đâu ngôi sao của giới sử học trong tương lai chính là bạn?

Chương 4: Tôi đã uy hiếp quần thần thế đấy

Tuy Tô Mạt Nhi đã chống đỡ phía ngoài nhưng có vài trường hợp tôi vẫn phải đích thân lên sân khấu, lần đầu tiên tham dự hội đàm cấp cao, tôi rất hồi hộp.

Hôm ấy, tôi phục trang sẵn sàng, mang đôi guốc đế hoa, lần đầu mang giày cao gót – lại là loại có gót nằm giữa, tôi trộm phỏng đoán có phải đây là sáng chế của người đàn ông từng bị phụ nữ làm tổn thương, mục đích phát minh: dùng để trả thù phụ nữ. Mang giày vào, mỗi bước đi đều lảo đà lảo đảo, tôi điên tiết chửi một câu “Tao thèm vào! …” Tô Mạt Nhi đứng bên cạnh đỡ lấy tôi, nghi hoặc: “Thái hậu à, Người sao thế? Người nói gì cơ ạ?” Tôi chợt tỉnh táo, bây giờ mình là Thái hậu, mỗi một tiếng nói động tác đều bị người ngoài soi kỹ, vội ôm trán lấp liếm: “Đầu ta hơi choáng, cho ta tựa vào một lát.” Híc, may mà tôi phun ra câu ‘Tao thèm vào’, nếu phọt cụm từ ‘Con mẹ nó’ ra, tôi biết đi đâu tìm mẹ để lấp liếm chứ?* (‘Tao thèm vào’ với ‘ta tựa vào’ có cùng mặt chữ, chỉ khác nghĩa thôi) Nói chung cũng miễn cưỡng qua được cửa này.

Hạ xe kiệu rồi, tiểu thái giám đỡ tay, tôi cất từng bước hướng thẳng về phòng nghị sự, guốc nện lên gạch vàng đánh từng tiếng cộp cộp. Vào phòng liền phát hiện tất cả đều đã đến, chỉ đợi mỗi tôi thôi. Tôi chậm rãi dời qua, sau khi yên vị trên ghế chủ tọa cạnh Phúc Lâm, các đại thần phần phật quỳ xuống hành lễ, tiếc rằng bấy giờ tôi quá căng thẳng, chả thể thưởng thức mùi vị được chúng nhân dập đầu. Tôi phất tay cho họ đứng dậy, bắt đầu họp.

Họ bàn những chuyện mà tôi chả biết tý gì, trong lời nói thường lẫn rất nhiều từ văn vẻ mà tôi không hiểu; với tôi mà nói thì trong hội nghị này, mình chỉ là một con vịt nghe sấm. Nhưng cứ mỗi lúc bàn xong một việc, họ đều nhìn về phía tôi chờ kết quả. Làm sao đây? Nếu trong tay có viên xúc xắc, tôi còn có thể ném một lần chọn đáp án, ném thêm lần nữa để kiểm tra lại, còn giờ ấy à, trong thoáng chốc bắt tôi nghĩ biện pháp, muốn tôi chết hả! Ôi chao, có cách rồi; trước tôi từng xem qua một chương trình phỏng vấn diễn viên, dưới tình huống anh diễn viên nói một loạt những thứ không thuộc phạm trù ngữ nghĩa bình thường với một đứa ngoài ngành mà vẫn có thể vui vẻ hết ba tiếng đồng hồ, bí quyết đối thoại chính là ba câu YES, một câu NO; tôi cứ bắt chước theo đấy là được. Thế cho nên, khi họ phóng ánh mắt đến, tôi liển thay đổi nét mặt, phủi thẳng các nếp nhăn, bày ra biểu cảm vô cùng nghiêm túc, sau đó “Hừm” (theo thanh tư* [mang ý khẳng định]) ba lượt, lại “Hửm” (theo thanh hai, tỏ vẻ nghi ngờ) một lần. Chúng đại thần vừa nghe tôi “Hửm” liền kinh hoảng, lập tức bàn bạc lại những biện pháp đã được đề ra trước đó.

Cứ vậy, hội đàm bế mạc thành công, xem ra Phúc Lâm cùng các đại thần đều rất hài lòng với kết quả của buổi thảo luận, Phúc Lâm còn mỉm cười với tôi, các đại thần lại vững giọng hô “Thái hậu anh minh!”, một bộ phận khác thì trưng ra sắc mặt không vui, có lẽ lúc nãy vô tình bị tôi công kích. Về phần tôi thì vẫn đang thả hồn trên mây, vẫn chẳng rõ rốt cuộc sao lại ồn ào đến nhường này, đành phải giữ nguyên khuôn nghiêm túc.

Sau khi trở về, Tô Mạt Nhi rất phấn khởi: “Thái hậu, thấy Người lúc nãy phớt lờ chính sự, mặc cho thế lực các thân vương cấp cao bành trướng, nô tỳ còn sợ hôm nay bọn họ sẽ chiếm thế thượng phong, ai ngờ Người lại trước nâng sau dìm, khiến họ mất cảnh giác xong lại đánh cho tan tác…” Nghe xong, tôi cười khổ trong lòng, ngay cả ai là ai tôi còn chả biết, nào có nâng dìm gì, chỉ có thể trách số họ đen thôi, lần nào cũng gặp phải tiếng ‘Hửm’ nọ. Ai xui nấy chịu, tôi biết làm gì chứ.

Tô Mạt Nhi vẫn rất sùng bái: “… Những việc Người làm đều mang thâm ý, Người cố tình đến trễ một chút, lại từng bước một ung dung đi vào, tiếng cộp ~ cộp kia tựa như trống trận, mỗi âm đều vọng vào lòng chúng nhân, phong thái bức bách đến thế, tất cả đều bị chấn động bởi Người…” Ầy, có cố ý muộn giờ đâu, vì tôi không quen mang đôi guốc kia nên đi chậm, từng bước phát động là do tôi sợ ngã nên đành thận trọng dẫm cho vững, đây đúng là một sự hiểu lầm đáng yêu!

Tô Mạt Nhi huyên thuyên: “… Người trang trọng nghiêm túc, không nhiều lời, chỉ vô cảm hừm hửm vài cái, thế lại còn hơn thiên ngôn vạn ngữ, quả muốn oai phong bao nhiêu liền có bấy nhiêu mà…” Cô tiếp tục hiểu lầm gì đấy? Không lên tiếng vì tôi chả biết nói gì, chẳng cười nói là do tôi hồi hộp quá, nhếch mép không nổi thôi.

Nhờ Tô Mạt Nhi, rốt cuộc tôi đã hiểu sùng bái thần tượng thì mù quáng đến mức nào rồi.

Trải qua một trận kinh hãi này, tôi mượn danh nghĩa ăn chay niệm Phật vì muốn trốn tránh chính sự; Phúc Lâm mừng rỡ nắm mọi quyền hành, tất nhiên sẽ không dò hỏi; quần thần thì thấy thiên uy khó dò, cũng chả dám đùa với tôi. Thế nên bây giờ tôi nếm trải cuộc sống sâu gạo, chẳng mấy chốc mà đã xuyên đến đây khoảng năm tháng rồi.

Tục ngữ bảo người không lo xa tất có họa gần, ở hiện đại tôi là người có tầm nhìn hạn hẹp, trước giờ chỉ quan tâm đến chuyện ngày mai, ngày kia; còn giờ, tôi đang tọa chỗ cao, là người có đạo đức nghề nghiệp, một ý nghĩ của tôi có thể đả động đến toàn bộ Đại Thanh, chỉ cần không để ý một chút là Thanh triều sẽ sụp đổ trong tay mình, chẳng trách bản thân cũng phải cố nghiêm túc hơn.

Huyền Diệp trưởng thành từng ngày, nghĩa là lúc rời khỏi tôi tham gia chính sự đã đến gần. Lúc rãnh rỗi tôi liền rà soát những thứ còn tích trữ trong não mình một lần, phát hiện nó rỗng tuếch, không khỏi mắng lão Hiếu Trang một bận, bà già chết tiệt, chết thì chết đi, ai mượn xài đến gần hết tế bào não, khiến tôi muốn âm mưu làm gì cũng ‘không bột đố gột nên hồ’. Chả còn cách nào, tôi vội ăn nhiều cá biển bổ óc, hy vọng đến khi Phúc Lâm chết có thể nhanh chóng trồi ra vài tế bào não để ứng phó tình hình khẩn thiết. A di đà phật!
Phan_1
Phan_3
Phan_4
Phan_5
Phan_6
Phan_7
Phan_8
Phan_9
Phan_10
Phan_11
Phan_12
Phan_13
Phan_14
Phan_15
Phan_16
Phan_17
Phan_18
Phan_19
Phan_20
Phan_21 end
Phan_gioi_thieu
Nếu muốn nhận thông tin bài viết mới của trang thì like ở dưới hoặc truy cập trực tiếp CLICK

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Mẹo Hay   Trà Sữa   Truyện Tranh   Room Chat   Ảnh Comment   Gà Cảnh   Hình Nền   Thủ Thuật Facebook  
Facebook  Tiện Ích  Xổ Số  Yahoo  Gmail  Dịch  Tải Opera  Đọc Báo 

Lưu địa chỉ wap để tiện truy cập lần sau. Từ khóa tìm kiếm: chatthugian

C-STAT .
XtGem Forum catalog